NGHIÊN CỨU ĐA HÌNH MỘT SỐ GIỐNG TẰM DÂU BẰNG KỸ THUẬT RAPD

Similar documents
THÔNG TIN GIẢNG VIÊN

Phương pháp học cây quyết định Decision Tree

Phương pháp học Bayes Bayesian classification

Giới thiệu về Nhãn Sinh thái

Phân tích hướngđối tượng UML

Centre for Organisational Effectiveness Trung Tâm vì Hiệu Quả Quản Lý

Do yêu cầu công việc mỗi công tác công nhân sẽ làm thêm 1 giờ mỗi ngày, số giờ tăng ca được tính toán:

XCS. Reference Guide. XCS Contact Center Plans Comparison

B2C :30: 08:30 08:35 : 08:35 09:50: & 09:50 10:05 : 10:05 10:25 : 10:25 11:00 : 11:00 11:15 : Q&A

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng

PHƯƠNG PHÁP XUYÊN TĨNH, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA NÓ CONE PENETRATION TEST METHOD, ADVANTAGE AND DISADVANTAGE

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ LOGISTICS Ở CẢNG HẢI PHÒNG

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

WORKSHEET 06: LẬP TRÌNH GIAO DIỆN TRONG MATLAB

TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA * NATIONAL STANDARD

2016 BÁO CÁO CỦA BAN KIỂM SOÁT REPORT OF SUPERVISORY BOARD

TRACE 700 Load Design Mode

ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH PLC (30 tiết) Mục tiêu

Tel: Fax:

SỰ SAO CHÉP DNA. DNA là vật chất di truyền. Thí nghiệm về biến nạp của Griffith. DNA mang tín hiệu di truyền. Thí nghiệm của Frederick Griffith (1928)

KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG THUỐC TẠI PHÒNG KHÁM NỘI KHỚP KHOA KHÁM BỆNH BỆNH VIỆN AN GIANG TRÊN ĐỐI TƢỢNG BỆNH NHÂN CÓ THẺ BẢO HIỂM Y TẾ

Thiết kế và thi công cừ biển cốt polymer

XÁC ĐỊNH ĐOẠN MÃ VẠCH ADN CHO TRÀ HOA VÀNG TAM ĐẢO (Camellia tamdaoensis): LOÀI CÂY ĐẶC HỮU CỦA VIỆT NAM

Application Reference Letter

VIE: Greater Mekong Subregion Ben Luc-Long Thanh Expressway Project - Tranche 1

So, how ERP revolutionise manufacturing process?

Chương 2: CÁC KỸ THUẬT NỀN CỦA CNSH HIỆN ĐẠI (tiếp theo)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN SẤY ĐỐI LƯU ĐẾN THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA BỘT NẤM MÈO Auricularia auricula-judae

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ THỜI VIỆT VIET AGE TECHNOLOGY JOINT STOCK COMPANY

Breakout Group Session II. Group Presentations Friday, 27 September

Kiểu Dữ Liệu, Biến, Lệnh If, Vòng Lặp

CÁC KỸ THUẬT CHỈ THỊ DNA TRONG NGHIÊN CỨU VÀ CHỌN LỌC THỰC VẬT

INTERNATIONAL STANDARD 22000

Quy Tắc Ứng Xử. Bộ Quy tắc Ứng xử AMMPL (BME) Đối với Tham nhũng, Lao động Trẻ em và Liên kết Kinh doanh

SHARING THE PROJECT BUILDING EFFICIENCY ACCELERATOR (BEA) IN DA NANG CITY

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ HÀN TỰ ĐỘNG DƯỚI LỚP THUỐC ĐỂ HÀN THÉP HỢP KIM THẤP ĐỘ BỀN CAO Q345B

Chương III CÁC CẤU TRÚC VÀ CHIẾN LƯỢC DÙNG CHO VIỆC TÌM KIẾM TRONG KHÔNG GIAN TRẠNG THÁI

Sử dụng & theo dõi chống đông máu trong ECMO. Bs. Lê Đức Thắng Đơn vị PT Tim mạch-viện Tim Mạch-Bv Bạch Mai

Hoàn thiện chính sách phát triển ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi của Việt Nam

Gluten-Free Certification Program Chương trình chứng nhận sản phẩm không chứa gluten (gluten free)

Vietnam Course programme July-August 2007

Nguyên nhân suy thoái môi trường: Thất bại thị trường (quyền sở hữu)

Ecological Services Analysis: Some Evidences and Policy Implications for Socio- Economic Development of Ecosystems of Việt Trì City, Phú Thọ Province

Bảng chú giải thuật ngữ và từ viết tắt ITIL. Việt Nam

CÁC DỰ ÁN LỚN PREMIUM PROJECTS

Mục Lục. Phamvana.wordpress.com MỤC LỤC...1 LỜI NÓI ĐẦU...4

HIỆU QUẢ CỦA PHÂN HỮU CƠ TRONG CẢI THIỆN NĂNG SUẤT KHÓM TRÊN ĐẤT PHÈN TẠI HỒNG DÂN- BẠC LIÊU

YẾU TỐ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TRONG NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT XÚC TÁC FCC TẠI VIỆT NAM

CÁC MÁY NÂNG HẠ. Chương 1: GV. Nguyễn Hải Đăng *****

ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ CÁC HỆ SINH THÁI BIỂN VIỆT NAM

The wastewater quality from several industrial production branches and traditional production villages in the Day-Nhue river basin, North Vietnam

HƯỚNG DẪN CỦA OECD/OECD GUIDELINES

Trình tự motiz. Bởi: Wiki Pedia

ECONOMIC ANALYSIS ON PRODUCTION OF HIGH QUALITY RICE IN CUULONG DELTA, VIETNAM

Bài Giảng: Máy Nâng Chuyển ***** Chương 1: MÁY NÂNG HẠ. GV. Nguyễn Hải Đăng.

Collaborating to Reduce Lead Poisoning in Vietnam

ĐIỀN TỪ VÀO ĐOẠN VĂN Part 3

Các kỹ thuật PCR và ứng dụng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC ****0O0****

CƠ SỞ LÝ THUYẾT HÓA HỌC

HIỆU QUẢ CỦA ĐÔ T NHIỆT CAO TÂ N (RFA)TRÊN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN KHÔNG ĐÁP ỨNG HOÀN TOÀN VỚI THUYÊN TĂ C HO A TRI QUA ĐÔ NG MA CH(TACE)

Các enzyme sử dụng trong kỹ thuật tạo dòng

Course Revision. Truong Tuan Anh CSE-HCMUT

DEVELOPMENT OF FORECAST MODEL FOR DOMESTIC WATER DEMAND IN HUNG NHAN TOWN, HUNG HA DISTRICT, THAI BINH PROVINCE

XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP DỰA VÀO HỆ SINH THÁI TẠI VIỆT NAM. Vũ Long

Tiếng anh chuyên ngành Thổ nhưỡngvà Môi trường đất NXB Đại học quốc gia Hà Nội Tr

STUDY ON HERMETICALLY SEALED STORAGE SYSTEM FOR RICE SEEDS

Advancing ASEAN Sustainable Farming Network. Vietnam

Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng Ngân hàng Thanh toán Quốc tế. Các nguyên tắc tăng cường quản trị công ty đối với các tổ chức ngân hàng

LESSON DEVELOPMENT VIETNAMESE. OBJECTIVES: After the lesson, students will be able to:

IMPROVING OF MAIZE YIELD AND PROFITABILITY THROUGH SITE-SPECIFIC NUTRIENT MANAGEMENT (SSNM) AND PLANTING DENSITY

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH PHỔ NGUYÊN TỬ

Distribution of saline and freshwater in groundwater in Thai Binh province and solution for reasonable exploitation

STUDY ON SOME GROUPS OF MICROORGANISM DURING THE FOREST REHABILITATION PROCESS IN SONG MA DISTRICT, SON LA PROVINCE

GIẢI PHÁP CỦA GS1 QUẢN LÝ HÀNG HÓA, TÀI SẢN TRONG VẬN TẢI & LOGISTIC

USING NET PRESENT VALUE METHOD IN ECONOMIC EFFICIENCY ANALYSIS FOR FOREST PLANTATION: PROBLEMS AND SOLUTIONS

BỘ CÔNG THƯƠNG BÁO CÁO. Logistics Việt Nam LOGISTICS: TỪ KẾ HOẠCH ĐẾN HÀNH ĐỘNG NHÀ XUẤT BẢN CÔNG THƯƠNG

Management and monitoring of air and water pollution by using GIS technology

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ LOGISTICS Ở CẢNG HẢI PHÒNG

HỆ ĐIỀU HÀNH. GV: Lương Trần Hy Hiến Khoa: Công nghệ Thông tin.

THE EFFICIENCY OF USING THE RICE STRAW COMPOST TREATED WITH TRICHODERMA

Tổng quan về In-situ TEM ứng dụng trong các nghiên cứu vật lý, hóa học và năng lượng

BÁO CÁO CẬP NHẬT TIN TỨC

LIST OF DOCTORAL CANDIDATE S PROJECTS

Giáo trình cơ sở dữ liệu. Biên tập bởi: Ngô Trần Thanh Thảo

STUDY ON THE PREPARATION OF TITANIUM DIOXIDE POWDER FOR PRODUCING PIGMENT FROM 85% SYNTHETIC RUTILE (TiO 2 )

1. GIỚI THIỆU CHUNG Khái niệm dự án. Dự án

Y HỌC THỰC HÀNH (893) - SỐ 11/ TÀI LIỆU THAM KHẢO. LÊ THỊ HƯƠNG GIANG Bệnh viện 198 HÀ VĂN NHƯ Trường ĐH Y tế công cộng

MÁY VẬN CHUYỂN LIÊN TỤC

Bang thong ke ket qua xo so nam 2015

Glossary of auditing terms and Vietnamese equivalents

MÁY VẬN CHUYỂN LIÊN TỤC

KHÁNG OVALBUMIN DÙNG PHÁT HIỆN OVALBUMIN TRONG VACXIN CÚM A/H5N1

VIETNAM HOSPITALITY INDUSTRY ON THE WAY OF SUSTAINABLE WATER USE

PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN BẰNG MÁY TÍNH SỐ

TRAINING FOR HOMESTAY OPERATION. Module 7: Low cost marketing. Hoa Ban Homestay

Wastewater and sludge management in Eco-Industrial zones

Integrated municipal solid waste management approach in adaptation to climate change in Mekong Delta

WORKSHOP ON STRENGTHENING INTERGRATED INTERMODAL TRANSPORT CONNECTIVITY FOR SOUTHEST AND SOUTH-SOUTHWEST ASIA

SOYBEAN GENETIC DIVERSITY ANALYSIS. Pham Thi Be Tu, Nguyen Thi Lang, Bui Chi Buu

Transcription:

NGHIÊN CỨU ĐA HÌNH MỘT SỐ GIỐNG TẰM DÂU BẰNG KỸ THUẬT RAPD Nguyễn Thị Thanh Bình, Hoàng Thị Hằng,Nông Văn Hải Viện Công nghệ Sinh học I. MỞ ĐẦU Ngày nay, việc sử dụng các chỉ thị phân tử ADN về đa hình các đoạn ADN nhân ngẫu nhiên- RAPD (Random Amplified Polymorphic DNA), đa hình độ dài các đoạn cắt giới hạn-rflp (Restriction Fragment Length Polymorphism), sự lặp lại các chuỗi đơn giản-ssr (Simple Sequence Repeats) hay còn gọi là tiểu vệ tinh (Microsatellite) để phân loại, nghiên cứu đa dạng sinh học của động vật, thực vật và vi sinh vật ngày càng phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam [4, 5, 7, 8]. So sánh với phương pháp truyền thống, phân loại và nghiên cứu đa hình bằng chỉ thị phân tử cho kết quả có độ tin cậy cao [2]. Kỹ thuật RAPD do William và cs, 1990 [8] phát triển trên cơ sở PCR sử dụng một số đoạn mồi ngẫu nhiên. Kỹ thuật này đã được ứng dụng kết hợp cùng với một số kỹ thuật khác để phân loại, nghiên cứu quan hệ di truyền giữa các cá thể tằm dâu [1, 2, 5, 10,11]. Ở Việt Nam chưa có công trình nào đề cập tới vấn đề này, mặc dù nghề nuôi tằm là một trong những nghề truyền thống của đất nước, hiện đang được đẩy mạnh phát triển, việc phân loại đánh giá đa hình vẫn dựa vào các đặc điểm sinh học và hình thái, cho nên còn có những hạn chế nhất định. Trong bài báo này chúng tôi xin trình bày một số kết quả về sử dụng kỹ thuật RAPD nghiên cứu đa hình một số giống tằm dâu nuôi tại Việt Nam. II. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Nguyên liệu Mẫu nghiên cứu gồm tám giống tằm đang được dùng tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam: TTB, TML, VC, ĐS 1, ĐS 2, BM, THT, VYD, trong đó có bốn giống được sử dụng nhiều trong vài năm gần đây, đó là hai giống địa phương thuộc tập đoàn gốc đa hệ: vàng chấm [VC] và Đồ Sơn [ĐS] hai giống tằm lưỡng hệ trắng Thái Bình [TTB] và trắng Mai Lĩnh [TML]. Tất cả các giống tằm trên do Trung Tâm Nghiên cứu Dâu Tằm Tơ Trung Ương, Xí nghiệp Giống Tằm Cấp I Mai Lĩnh và Xí nghiệp Giống tằm Thái Bình cung cấp. Hoá chất : EDTA, Tris-HCl, SDS, Proteaza K, RNaza, chloroform, phenol, NaCl, agaroza của các hãng Sigma, Merck, Amersham Phamacia Biotech, Fermentas...Các loại máy móc chuyên dụng thuộc phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Gen đặt tại Viện Công nghệ Sinh học. 2. Phương pháp nghiên cứu Tách chiết ADN theo Wiliam và cộng sự, tham khảo thêm tài liệu của một số tác giả khác [ 8, 9, 10] và cải tiến cho phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm. Xác định nồng độ ADN bằng phương pháp đo quang phổ, kiểm tra ADN trên gel agaroza 0,8% và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại, chụp ảnh ở máy Geldoc hoặc Polaroid. Nhân gen bằng kỹ thuật PCR với các đoạn mồi do hãng Genset Singapore Biotech tổng hợp. Tổng thể tích dùng cho một mẫu là 25 µl. Chu trình nhiệt theo tài liệu của Zhou Zheyang và cộng sự [6]. Sản phẩm PCR kiểm tra trên gel agaroza 0,8% và 1,3%. ------------------------------------------------------------------------

Công trình được hoàn thành với sự hỗ trợ kinh phí của nhiệm vụ thường xuyên: đề tài cấp Viện Công nghệ Sinh học Phân tích kết quả bằng chương trình phần mềm NTSYS phiên bản 2.0. Hệ số đồng dạng di truyền được tính theo công thức của Nei và Li năm 1979 [3]. III. KẾT QUẢ 1. Tách chiết và làm sạch ADN từ mẫu tằm Mẫu nghiền mịn và hoà tan trong dung dịch đệm, thành tế bào và màng nhân được phá vỡ, giải phóng ADN. Tiếp theo bổ sung proteinaza K để phân huỷ hoàn toàn các protein liên kết. Sau đó, dùng hỗn hợp phenol: chloroform: isoamylalcohol loại bỏ Ảnh 1. Điện di ADN 1-5 : ADN của mẫu. M : ADN λ/ecori+hindiii các tạp chất và ly tâm thu ADN. Loại ARN bằng RNaza ở 37 o C. Sản phẩm ADN được chạy điện di kiểm tra, đánh giá trên gel agaroza 0,8% và đo OD trên máy đo quang phổ, bảng 1 và hình 1 là kết quả thu được. Kết quả cho thấy, sản phẩm nhận được cho vạch gọn và có trọng lượng phân tử lớn hơn 21,6 kb, tỉ lệ OD 260 nm /OD 280 nm dao động từ 1,781 đến 2,025 cho biết ADN thu được có đủ độ sạch để làm nguyên liệu cho PCR hoặc các nghiên cứu tiếp theo. ADN được bảo quản lạnh trong dung dịch TE. Bảng 1. Tỷ số OD 260 nm/od 280 nm và nồng độ của ADN 2. PCR với ADN cuả tằm dâu Chúng tôi đã tìm điều kiện tối ưu cho phản ứng nhân gen đối với các mồi nghiên cứu [6 ], sàng lọc từ 20 đoạn mồi ngẫu nhiên để chọn ra 5 đoạn phù hợp cho tằm. Tiếp theo thực hiện PCR với các giống tằm, kết quả nhận được trình bày ở bảng 2.

Bảng 2: Kết quả RAPD của các giống tằm nghiên cứu [ Cột chỉ thị RAPD: chữ cái và số là ký hiệu của đoạn mồi, tiếp theo là kích thước của băng. Số 1:phân đoạn DNA được nhân. Số 0: phân đoạn ADN không được nhân. Giống tằm 1: TTB, 2: TML, 3: VC, 4: ĐS1, 5:ĐS2, 6: BM, 7: THT, 8: VYD] Các băng nhân bản được sử dụng như là các chỉ thị RAPD bao gồm hai loại đơn hình và đa hình. Băng đơn hình có mặt trong tất cả các giống nghiên cứu, còn băng đa hình xuất hiện ở giống này nhưng lại vắng mặt ở giống khác. Trong tổng số 67 băng nhận được có 26 băng đơn hình, chiếm 38,81% và 41 băng đa hình, chiếm 66,19%, kích cỡ của các băng từ 100bp đến 3500bp. Trong 8 giống tằm nghiên cứu có 2 giống lưỡng hệ tương đối xa nhau về quan hệ di

truyền, còn 6 giống đa hệ địa phương có họ hàng khá gần gũi với nhau, do đó tỷ lệ băng đơn hình ở mức trung bình thấp, tỷ lệ băng đa hình đạt mức trung bình cao hơn. Các băng đa hình là cơ sở phân biệt giữa các giống với nhau, có băng đa hình chỉ xuất hiện ở một giống mà không xuất hiện ở các giống khác như băng 0P019-1200bp và 0P019-1000bp chỉ thấy ở giống TML, băng 0P019-800bp ở giống TTB và trong nhóm đa hệ chỉ xuất hiện ở giống BM. Với mồi 0P016, băng 300bp quan sát thấy ở giống TTB, còn băng 400bp có ở giống TML và duy nhất ở VC trong Hình 2: Sản phẩm PCR mồi OP 13 của các giống tằm nghiên cứu Giếng M: ADN λ/ecori+hindiii Các giếng khác: mẫu của các giống tương ứng. 1-TTB 5-TML 6-VC 8-ĐS 1 9-ĐS 2 10-BM 11- THT 13- VYD nhóm đa hệ. Hiện tượng này còn thấy ở mồi 0P013, băng 550bp ở giống THT, băng 100bp xuất hiện trong giống TML, còn băng 1600bp chỉ thấy ở TTB. Mồi 101, riêng giống TTB có băng 100bp và VC duy nhất mang băng 400bp trong nhóm đa hệ. Băng A7-1300bp, 900bp và 300bp không có ở 7 giống khác mà hiển hiện ở TTB. Giống ĐS1 và ĐS2 cho các băng hệt như nhau trong 4 mồi nghiên cứu, ở mồi thứ 5 chúng có 2 băng phân biệt. So sánh tất cả các mồi sử dụng, mồi 0P016 có tỷ lệ băng đa hình cao nhất 11/12, còn mồi 101 có tỷ lệ đa hình thấp nhất 6/15. Từ các số liệu thu được, chúng tôi phân tích mối tuơng quan di truyền giữa các giống tằm nghiên cứu bằng chương trình phần mềm NTSYS phiên bản 2.0 và trình bày ở bảng 3. Bảng 3. Hệ số đồng dạng di truyền giữa các giống tằm nghiên cứu

Bảng 3 cho thấy, giống TTB có hệ số đồng dạng di truyền dao động trong khoảng 0,547 đến 0,703, thấp nhất trong các giống nghiên cứu, còn ở giống TML chỉ số này cao hơn, biến đổi từ 0,766 đến 0,906. Các giống trong nhóm đa hệ có hệ số đồng dạng di truyền thay đổi từ 0,766 đến 0,984. Giống ĐS1 và ĐS2 có chỉ số cao nhất 0,984, có khả năng đây chỉ là một giống nhưng nuôi ở hai địa phương khác nhau. Từ bảng hệ số đồng dạng di truyền, chúng tôi xây dựng cây phân loại của các giống tằm và biểu diễn bằng hình 3. Dựa trên sơ đồ hình cây biểu thị đa hình ADN giữa 8 giống tằm nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy các giống tằm khảo sát được chia thành hai nhóm lớn, cụm lại ở mức độ 0,54, nhóm thứ nhất chỉ có 1 giống TTB, còn nhóm thứ hai là các giống còn lại, cụm ở mức độ 0,79 và chia thành hai phân nhóm bậc I. Phân nhóm bậc I thứ nhất gồm hai giống TML và VC, cụm lại ở mức 0,90. Phân nhóm bậc I thứ hai là 5 giống thuộc đa hệ và lại chia thành phân nhóm bậc hai... Riêng ĐS1 và ĐS2 ở phân nhóm bậc cao nhất. Hình 1. Cây phát sinh chủng loại của các giống tằm IV. KẾT LUẬN 1. Đã phân tích tính đa dạng di truyền của 8 giống tằm dâu nuôi ở Việt Nam bằng kỹ thuật RAPD với 5 đoạn mồi, kết quả nhận được 67 băng ADN nhân bản trong đó có 26 (38,8%) băng đơn hình và 41 (61,2%) băng đa hình. Đoạn mồi 0P016 cho số băng đa hình phong phú nhất, mồi 101 có tỷ lệ băng đa hình thấp nhất. 2. Kết quả phân tích NTSYS-SIMUAL cho thấy các giống tằm nghiên cứu có mối tương đồng di truyền trong khoảng 0,547 đến 0,984. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abe H, Kanehara M, Terada T, Ohbayashi F, Shimada T, Kawai S, Suzuki M, Sugasaki T, Oshiki T, 1998. Identification of novel random amplified polymorphic DNAs (RAPDs) on the W chromosome of the domesticated silkworm, Bombyx mori, and the wild silkworm, B. mandarina, and their retrotransposable element-related nucleotide sequences. Genes and Genetic systems,vol 73, No. 4, p. 243-254. 2. Li B, Lu C, Zhou ZY, Xiang ZH, 2000. Construction of silkworm RAPD molecular linkage map. Yi Chuan Xue Bao; 27(2):127-132. 3. Nei M., Li W.H., 1979. Mathematical model for studying genetical variation in terms of restriction endonucleases. Proc. Natl. Acad. Sci. USA 76: 5269-5273. 4. Nguyễn Văn Đồng và cs, 1999. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong việc phát triển hệ thống lúa lai. Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc, Hà Nội. Tr. 1243. 5. Nguyễn Đức Thành, Phan Thị Bảy, Lê Hồng Điệp, 1999. Phát triển và ứng dụng các chỉ thị phân tử trong nghiên cứu đa dạng phân tử ở lúa. Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc, Hà

Nội. Tr. 1205. 6. Nonnatus S. Bautista, Renando Solis, Osamu Kamijima and Takashige Ishii, 2001. RAPD, RFLP, SSLP analyses of phylogenetic relationships between cultivated and wild species of rice. Genes and Genetic systems,vol 76, No. 2, p. 71-79. 7. Zhou Zheyang et al, 1996. On the relationship between the number of RAPD loci and the information of molecular variation. International Symposium on Sericulturral Science. P. 79-82. 8. William J.G.K., Kubelik, K.J. Livak, J.A.F. Rafalski and S.V. Tingey, 1990. DNA polymorphisms amplified by arbitrary primers are useful as genetic markers. Nucle Acids Res. 18: 6531-6535. 9. Juan Carlos Parejo, José Angel Padilla, Araceli Rabasco, M Esther Scasinforiano, Margarita Martínez-Trancón, 2002. Population structure in the endangered Blanca Cacerena bovine breed demonstrated by RAPD analyses. Genes and Genetic systems,vol 77, No. 1, p. 51-57. 10. Joseph Sambrook, David W. Russell, 2001. Molecular cloning, third edition, vol. 2. 11. Xia Quingyou et al, 1996. Study on the molecular genetic diversity of Bombyx mori. International symposium on sericulturral science. p. 76-79. SUMMARY STUDY ON GENETIC DIVERSITY OF SILKWORM STRAINS IN VIETNAM BY RAPD MARKERS Nguyen Thi Thanh Binh, Hoang Thi Hang, Nong Van Hai Institute of Biotechnology The random amplified polymorphic DNA (RAPD) based on the polymeraze chain reaction (PCR) detects nucleotide sequence polymorphism in a DNA amplification based assay using a single 10-mer of arbitrary nucleotide sequence. The RAPD technology has quickly gained widespread acceptance and application because it has provide a tool for genetic analysis in biological system that have not previously benefited the use of molecular markers such as Bombyx mori L. In this study, the genetic diversity of eight silkworm strains were investigated using the RAPD method. The genomic DNA extracted from individuals of every strains by method of Wiliam J. G K, Kubelik K. J, Livak J. A. F, Rafalski and S.V.Tingey. Five RAPD 10-mer primers were used to amplify random sequence from the genomic DNAs of research silkworm strains. These primers generated total 67 bands out of which 41 bands (61,2%) were polymorphic and 26 bands (38,8%) were monomorphic with a mean of 13,4 bands per primer. The highest number of polymorphic bands was observed for primer 0P016-11/12, the primer 101 has a lower polymorphic ratio-6 /15. Difference of RAPD among strains showed that these polymorphisms were strain-specific in Bombyx mori L. For example: the bands 0P0 19-1200 bp and 1000 bp were found to be unique to strain TML, band 0P0 19 800 bp- strain TTB, VC, band 0P0 13 550 bp- TTB. These bands A 7-1300 bp, 900 bp, 300 bp weren t found from another 7 strains but appear on strain TTB. RAPD data were used to generate simple matching coefficients of similarity (SM). The SM then used to constract a phylogenetic dendrogram by the NTSY Spc version 2.0 software. The coefficients of genetic similarity of silkworm strains changed from 0,547 to 0,984. Người thẩm định nội dung khoa học: TS. Đinh Duy Kháng.